![]() Rau củ được rao bán nhiều trên mạng xã hội
|
Nhận thấy nhu cầu thực phẩm tăng cao trong mùa giãn cách, chị Hoa (27 tuổi, quận Tân Bình) đã chủ động tìm thêm nguồn hàng cá tươi từ quê Bình Định để bán kiếm thêm thu nhập. “Ngoài trang Facebook cá nhân để bán cho người quen, mình tìm thêm thông tin các nhóm cộng đồng dân cư khác, tham gia nhóm và đăng tải thông tin để bán hàng. Tuy nhiên mỗi nhóm đều có quá nhiều bài đăng và mình phải đăng lên mỗi ngày, hơi vất vả một chút”.
Để hỗ trợ nhóm tiểu thương, chủ cửa hàng nhỏ lẻ có thêm một kênh bán hàng qua mạng đơn giản, tiện lợi, ZaloPay đã tạo “chợ online” trên ứng dụng Zalo. Để mở gian hàng, tiểu thương vào Zalo, trên thanh tìm kiếm gõ “Đi chợ mùa Covid”, chọn “Quan tâm” tài khoản này, sau đó đăng ký mở gian hàng. Tại đây, các gian hàng được hiển thị rõ ràng, sản phẩm được chia theo nhóm, chuyên nghiệp như một siêu thị mini. Ngoài ra, chủ gian hàng không phải chịu phí nền tảng hay chiết khấu.
![]() Một gian hàng trên “Đi chợ mùa Covid”
|
Đối với người mua cũng tương tự, nhấn “Quan tâm” và chọn “Đặt hàng”, tại đây sẽ hiển thị nhiều cửa hàng nhỏ ở gần nhà. Người mua chat với tiểu thương, đặt hàng, đồng thời có thể chọn thanh toán bằng ZaloPay ngay trong ứng dụng chat. Điểm khác biệt so với các phương thức mua bán truyền thống là người mua có thể theo dõi tình trạng đơn hàng của mình ngay trên Zalo OA.
Hiện “chợ online” này đang mở chủ yếu cho tiểu thương khu vực TP.HCM để xoay sở trong thời điểm dịch bùng phát. Tuy nhiên, mô hình này có thể dễ dàng nhân rộng ra các tỉnh thành khác.
Trước đó, ZaloPay đã triển khai thành công mô hình này cho các siêu thị, nhà bán hàng lớn. Hiện tại đã có hơn 30 siêu thị, cửa hàng triển khai bán hàng trên Zalo OA, trong đó có Co.opmart (91 cửa hàng), Big C/GO (35 cửa hàng), Satramart, Circle K, Family Mart…